Thông tin luận án NCS Đỗ Thị Gấm

Tên đề tài luận án: Đánh giá tác động của đèn LED đến quá trình nhân giống in vitro và tổng hợp flavonoid trong cây Lan kim tuyến (Anoectochilus spp.) của Việt Nam phục vụ định hướng bảo tồn và khai thác làm dược liệu
Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 942 01 16
Họ và tên Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Gấm
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Chu Hoàng Hà – Viện Công nghệ sinh học
                                                   2. TS. Hà Việt Hải – Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên
Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã đánh giá được thành phần, hàm lượng hợp chất flavonoid và tác dụng chống oxy hóa của một số loài Lan kim tuyến Việt Nam. Phân lập được 3 hợp chất flavonoid (kaempferol, kaempferol-3-0-arabinozit, quercitrin) và đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cây Lan kim tuyến Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl Việt Nam.
2. Đã xây dựng được qui trình nhân giống in vitro cây Lan kim tuyến A. roxburghii (Wall.) Lindl thông qua cảm ứng tạo PLBs dưới ánh sáng LED BR14 (LED xanh: đỏ kết hợp ở tỷ lệ 1:4, cường độ chiếu sáng khoảng 30 µmol.m-2.s-1).
3. Đã đánh giá ảnh hưởng của đèn LED đến hoạt động của một số gen tham gia tổng hợp flavonoid (pal,chs,chi và fls) ở loài A. roxburghii. Đèn LED BR14 làm tăng mức độ biểu hiện của gen chi và fls (lần lượt 1,18 và 1,21 lần ) so với đèn huỳnh quang. Hàm lượng flavonoid tổng số ở cây Lan kim tuyến sinh trưởng dưới đèn LED BR14 cao hơn 16,24% (theo phương pháp Uv-vis) và 18,44% (theo qui trình Talli) so với đèn huỳnh quang

thông tin luận án NCS Phạm Thị Thúy Hoài

Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu và sử dụng chế phẩm vi sinh vật bản địa đối kháng với một số nấm gây hại rễ cây hồ tiêu tại Đăk Lắk"

Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 9.42.01.07

Họ và tên Nghiên cứu sinh: Phạm Thị Thúy Hoài

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phạm Việt Cường - Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung

                                                   2. PGS.TS. Trần Đình Mấn - Viện Công nghệ sinh học

Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã thu được 02 mẫu DNA metagenome từ hai mẫu đất hồ tiêu tại Đăk Lắk đạt chất lượng cao. Đã xây dựng cơ sở dữ liệu gene 18S rRNA metagenome: 1.574 OTUs trong mẫu đất vườn tiêu bị bệnh; 1.318 OTUs trong mẫu đất vườn tiêu không bị bệnh.
2. Xác định tác nhân gây bệnh chủ yếu trên cây hồ tiêu tại Đăk Lăk thuộc chi Rhizoctonia; Phytophthora; Pytium; Pythium trong mẫu đất vườn tiêu bị bệnh cao hơn nhiều so với mẫu đất vườn tiêu không bị bệnh; Xác định được thành phần của nấm có khả năng ức chế được tác nhân gây bệnh thuộc chi Penicilium trong đất tiêu không bị bệnh cao gấp 2,5 lần so với đất tiêu bị bệnh.
3. Đã lựa chọn vi khuẩn Bacillus subtilis CM5crk, xạ khuẩn Streptomyces diastatochromogenes CM5.11cdk và vi nấm Penicillium oxalicum N1CS1crk để đánh giá hoạt tính đối kháng nấm bệnh. Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật gốc để bổ sung vào nền hữu cơ tạo phân bón vi sinh POLYFA - TN3. Phân vi sinh POLYFA-TN3 bón 2,0 kg/gốc, hiệu lực phòng trừ các bệnh chết nhanh, vàng lá thối rễ và thán thư lần lượt là 66 %, 64 % và 58 %; năng suất tăng gần 30 %. Tỷ suất lợi nhuận tăng 4,81.

Thông tin luận án NCS Nguyễn Phương Hoa

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tạo hạt giả virus Lở mồm long móng type O trong hệ biểu hiện Baculovirus tế bào côn trùng định hướng sản xuất vaccine
Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 9 42 01 06
Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Phương Hoa
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Cúc- Viện Hóa sinh biển
                                                   PGS. TS. TS. Đinh Duy Kháng -Viện Công nghệ sinh học
Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Đã phân lập, thiết kế được các cấu trúc gen VP0 và VP1-2A-VP3 mã hóa protein vỏ từ virus LMLM type O ở Việt Nam và biểu hiện tạo được VLP-LMMM trong tế bào côn trùng Sf9. Đã tách chiết, tinh chế được VLP-LMMM của virus LMLM type O với hàm lượng 0.32 µg/mL đã tinh chế. Kiểm tra sự tạo các hạt giả virus bằng kính hiển vi điện tử.
    2. Đã đánh giá được khả năng gây đáp ứng miễn dịch của VLP-LMLM thành côngtrên động vật thí nghiệm (Chuột, Bê). Chuột là 400 ng và bê 28,8 µg/liều thì PI > 50 % (60 % số chuột thí nghiệm). Đã thử nghiệm VLP-LMLM đánh giá hiệu giá kháng thể của huyết thanh thu nhận được ở nồng độ 28,8 µg/liều cho thấy, lượng kháng thể trong huyết thanh bê cao nhất là với hiệu giá kháng thể 1/256 và thấp nhất là bê số 20 với hiệu giá kháng thể 1/32.