Thông tin luận án NCS Nguyễn Thị Minh Thanh

Tên đề tài: Nghiên cứu đa hình hệ gen các dòng tôm sú (Penaeus monodon) Việt Nam nhằm phục vụ công tác chọn giống tôm.
Chuyên ngành: Di truyền học Mã số: 9 42 01 21
Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Minh Thanh
Họ và tên cán bộ hướng dẫn:
                                                   1. PGS.TS. Đinh Duy Kháng - Viện Công nghệ sinh học
                                                   2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Ninh -Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
     1. Đã phát hiện được 309 alen từ 60 mẫu tôm sú thuộc 3 quần đàn vùng biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam với số lượng alen trùng nhau giữa các mẫu trong mỗi quần đàn lần lượt là 0, 4, 8 cho thấy đa hình di truyền thể hiện rõ nhất ở quần đàn Bắc Trung Bộ.
     2. Đã sàng lọc được 1799 SNP chỉ xuất hiện ở tôm sú lớn nhanh.
    3. Đã xác định được hai SNP nằm trong vùng exon (vùng light meromyosin) của gen MHC ở họ giáp xác: SNP A4486G trên MHCa làm biến đổi codon AAA thành AAG nhưng không làm thay đổi acid amin Lysine; SNP G4320A trên MHC1 làm biến đổi codon GGA (mã hóa acid amin Glycine) thành GAA (mã hóa acid amin Glutamic).
    4. Đã sử dụng SNP G4320A trên gen MHC1 để thiết kế mồi đặc hiệu trong kỹ thuật KASP ứng dụng trong việc sàng lọc chỉ thị SNP có tiềm năng liên kết với tính trạng tăng trưởng nhanh nhằm hỗ trợ trong công tác chọn giống tôm sú.

Xem chi tiết tại đây

Thông tin luận án NCS Nguyễn Công Thùy Trâm

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan của ba loài thực vật Dứa dại (Pandanus odoratissimus), Nhó đông (Morinda longissima), Chùm ruột (Phyllanthus acidus) ở Việt Nam
Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật Mã số: 9 42 01 04
Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Công Thùy Trâm
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị Thảo
                                                   PGS.TS. Nguyễn Mạnh Cường
Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

    1. Đã xác định được các phân đoạn clorofom của quả Dứa dại, dichlomethane của thân rễ Nhó đông và ethyl acetate của lá Chùm ruột có hoạt tính chống oxy hóa mạnh;
    2. Đã xác định được hợp chất kaempferol-3-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(12)]-β-D-glucuronopyranosyl methyl ester được tách chiết từ phân đoạn ethyl acetate của lá chùm ruột là chất mới.
    3. Đã xác định hai hợp chất (+)-medioresinol và (+)-pinoresiol của quả Dứa dại và hợp chất myricitrin của lá chùm ruột thể hiện hoạt động chống oxy hóa và đóng vai trò quan trọng trong việc vệ tế bào gan HepG2 chống lại CCl4. Hợp chất kaempferol-3-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(12)]-β-D-glucuronopyranosyl methyl ester từ lá chùm ruột bảo vệ gan trong giai đoạn viêm cấp tính bằng cách cảm ứng bộ chuyển đổi tín hiệu STAT3 thông qua hoạt động của cytokine.

xem thông tin chi tiết tại đây

Thông tin luận án NCS Nguyễn Thu Hiền

Tên đề tài luận án: NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN CÁC BIẾN THỂ Ở MỘT SỐ BỆNH NHÂN TỰ KỶ VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI TRÌNH TỰ TOÀN BỘ VÙNG MÃ HÓA (EXOME)
Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 9 42 01 16
Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Hiền
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng
                                                   GS.TS. Phan Văn Chi
Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

    1. Đã giải được trình tự toàn bộ vùng mã hóa của 07 bệnh nhân tự kỷ Việt Nam với độ chính xác cao, cung cấp bộ dữ liệu lớn về các biến thể di truyền liên quan đến bệnh tự kỷ ở bảy bệnh nhân.
    2. Đã xác định được hai biến thể mới (p.L111P và p.R3048C) trên gen RYR3 liên quan đến việc vận chuyển ion Ca2+ ở bệnh nhân T06.
    3. Đã xác định được hai biến thể mới (p.R801C và p.Y819C) trên gen RYR2 liên quan đến việc vận chuyển ion Ca2+ ở bệnh nhân T07
    4. Đã xác định được sáu biến thể mới (p.A2224S; p.W13569C; p.Val13167Met; p.L13171F; p.E12869K; p.D13229E) trên gen MUC16 ở 06 bệnh nhân T02, T03, T06, T07, T08 và T09.
    5. Đã xác định được đa hình rs7725785c.507+53G>T trên gen HTR4 ở 04 bệnh nhân T01, T07, T08 và T09.

xem thông tin chi tiết tại đây