Thông tin luận án đưa lên mạng: NCS Nguyễn Thị Nguyệt, Mã số: 60 42 30 15

Tên đề tài: "Nghiên cứu Helicobacter pylori và sự hiện diện một số vi sinh vật khác trong niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân viêm, loét, ung thư dạ dày và định hướng ứng dụng".

Chuyên ngành: Hóa sinh học        Mã số: 60 42 30 15

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Nguyệt        

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh và GS.TS. Nguyễn Quốc Khang                 

Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

      1, Các chủng Helicobacter pylori (H. pylori) phân lập từ các bệnh nhân Việt Nam có thể phát triển được ở cả hai điều kiện vi hiếu khí và kỵ khí.

      2, Một bệnh nhân có thể nhiễm nhiều biến thể H. pylori cùng lúc.

      3, 45 chủng H. pylori phân lập trên các bệnh nhân Việt Nam (ký hiệu BDV1 - BDV30, BDL1 - BDL30, BDUT1 -  BDUT30) đã kháng với một, hai hoặc nhiều loại kháng sinh đang sử dụng, trong đó 93,33% các chủng vi khuẩn kháng hoàn toàn với metronidazole.

      4, Đã giải mã toàn bộ trình tự gen HP1125 của bốn chủng HP1, HP2, HP3, HP4 phân lập từ bốn bệnh nhân Việt Nam, ba chủng HP2, HP3, HP4 mang gen HP1125 đột biến không mã hoá cho protein màng ngoài HP1125.

    5, Đồng nhiễm là hậu quả trực tiếp của quá trình nhiễm H. pylori lâu dài của các bệnh nhân. Ít nhất hai loài nấm là Candida parapsilosis, Metarhizium anisopliae và một chủng vi khuẩn là Bacillus sp. H1 đã được tìm thấy trong sinh thiết dạ dày bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính. Các bệnh nhân nhiễm nấm với tỷ lệ là 70%, ở nhóm bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính, nhóm loét dạ dày là 66,67% và nhóm ung thư 76,67%.

     6, Đã chế tạo được bộ sinh phẩm Uniplex phát hiện H. pylori bằng kỹ thuật PCR .