Phòng Vi sinh vật phân tử

  • Trưởng phòng: PGS. TS. Đồng Văn Quyền
  • Phó trưởng phòng: TS. Lê Văn Trường
  • Địa chỉ: Nhà B4
  • Điện thoại: 024 3756 3386        Fax: 024 3791 4815      
  • E-mail: dvquyen@ibt.ac.vn / dvquyen@gmail.com

Thông tin: Kỷ yếu 20 năm Phòng Vi sinh phân tử

Phòng Vi sinh vật học phân tử (VSVHPT) được thành lập từ tháng 5 năm 2000 trên cơ sở sát nhập 2 phòng Vi sinh môi trường và phòng Sinh học phân tử của Viện Công nghệ Sinh học do PGS.TS Đinh Duy Kháng làm trưởng phòng. Khi đó phòng VSVHPT là một trong những đơn vị có lực lượng cán bộ khoa học hùng hậu nhất Viện (4 PGS, 3 TS, 6 CN và 5 KTV). Sau khi thành lập, cùng với sự phát triển của Viện và yêu cầu trong các lĩnh vực chuyên sâu, về nhân sự đã có một số thay đổi như một số cán bộ của phòng đã được Viện điều động sang phụ trách các phòng ban khác trong Viện: PGS.TS Lê Quang Huấn chuyển sang làm Trưởng phòng Công nghệ tế bào động vật; PGS.TS Phạm Việt Cường chuyển sang làm Giám đốc Liên hiệp Sản xuất Công nghệ Sinh học và Môi trường; PGS. TS Nguyễn Thị Kim Cúc chuyển sang làm Trưởng phòng Các chất có hoạt tính sinh học; TS. Bạch Thị Như Quỳnh chuyển công tác về trường Đại học Y dược Hải Phòng.
Từ năm 2012, PGS.TS. Đồng Văn Quyền được bổ nhiệm làm trưởng phòng VSVHPT. Hiện nay, Phòng có 21 cán bộ, với 2 PGS, 5 TS, 4 ThS, 5 NCS, 3 HVCH, 1 CN và 1 KTV, trong đó 7 cán bộ trong biên chế và 14 cán bộ hợp đồng.

Lãnh đạo phòng qua các thời kỳ:
2000-2011 Trưởng phòng
Phó Trưởng phòng PGS.TS. Đinh Duy Kháng
PGS.TS. Nguyễn Kim Cúc
2012-nay Trưởng phòng PGS.TS. Đồng Văn Quyền

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng:
Thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực Vi sinh vật học phân tử, triển khai các công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, thủy sản và bảo vệ sức khỏe con người, tham gia công tác đào tạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nêu trên.

Hướng nghiên cứu chính:
1. Nghiên cứu phát triển vắc xin tái tổ hợp, vắc xin thể hệ mới, kit chẩn đoán bệnh và tác nhân gây bệnh cho người và động vật.
2. Nghiên cứu dịch tễ học phân tử của các bệnh, tác nhân gây bệnh trên người và động vật.
3. Nghiên cứu, khai thác và ứng dụng nguồn gen vi sinh vật để phát triển thuốc, thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học,...bảo vệ sức khỏe người và động vật.
4. Tìm kiếm và khai thác các protein tái tổ hợp có giá trị ứng dụng trong Sinh - Nông - Y- Dược.
5. Nghiên cứu phát hiện những lợi khuẩn có tác dụng hỗ trợ và điều trị
những bệnh không truyền nhiễm như: Tiểu đường, Tim mạch, Béo phì...để
sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng dùng cho người bệnh.
6. Nghiên cứu phát triển liệu pháp thực khuẩn thể (bacteriophage) nhằm thay thế kháng sinh trong phòng và điều trị vi khuẩn gây hại.
7. Tham gia đào tạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nêu trên.