Thông tin luận án NCS Đỗ Thị Liên

  • Tên đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tía quang hợp để xử lý sulfide trong các nguồn nước ô nhiễm”
  • Chuyên ngành: Vi sinh vật họcMã số: 62 42 01 07
  • Họ và tên Nghiên cứu sinh:   Đỗ Thị Liên    
  • Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Duy Kháng - Viện Công nghệ sinh học

                                              TS Đỗ Thị Tố Uyên - Viện Công nghệ sinh học          

  • Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Đã phân lập được 35 chủng VKTQH từ các mẫu bùn và nước tại các thủy vực nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh, Thanh Hóa và ao nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đã tuyển chọn được ba chủng TH21, QN71 và QN52 có khả năng sinh trưởng và hoạt tính loại bỏ sulfide cao nhất.
  2. Đã xác định: hai  chủng QN71 và QN52 thuộc loài Rhodobacter sphaeroides; chủng TH21 thuộc loài Rhodovullum sulphidophilum bằng phương pháp phân loại hình thái tế bào, các đặc tính về sinh lý sinh hóa kết hợp với trình tự gen 16S rDNA và trình tự gen pufM.
  3. Đã tách dòng và xác định được trình tự gen sqr (mã hóa cho sulfide quinone reductase – enzyme chìa khóa của quá trình oxy hóa sulfide) của ba chủng TH21, QN71 và QN52 và được đăng ký trên Ngân hàng Gen Quốc tế với mã số lần lượt là KP939364, KP939366 và KP939365.
  4. Ba chủng TH21, QN71 và QN52 sinh trưởng và có hoạt tính tốt nhất ở khoảng nhiệt độ 26 – 28oC, ở khoảng pH 5,5 – 7,5, nồng độ muối 0 – 1,5%, cường độ chiếu sáng khoảng 3600 – 6000 lux. Chúng còn có khả sinh trưởng trên một số nguồn cơ chất dễ tìm kiếm như: acetate, succinate và bột đậu tương. Từ đó đã xây dựng được sơ đồ sản xuất sinh khối VKTQH nhằm sản xuất chế phẩm xử lý sulfide.
  5. Đã thử nghiệm chế phẩm VKTQH ở điều kiện phòng thí nghiệm với các nguồn nước thải như: sản xuất bún, sản xuất tinh bột, từ lò mổ, sau xử lý Biogas và nước thải sinh hoạt. Hiệu xuất xử lý sulfide là 93% với nước thải sản xuất bún, NT xuất tinh bột là 88%, NT lò mổ 84%, NT sau Biogas là 79% và nước thải sinh hoạt là 58%.
  6. Đã thử nghiệm chế phẩm VKTQH xử lý sulfide trong đáy ao nuôi cá rô phi ở điều kiện pilot và tự nhiên: hàm lượng BOD3 và H2S trong nước và trong bùn đáy ao đã giảm rõ rệt, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa công thức thí nghiệm và công thức đối chứng và có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của cá rô phi nuôi thâm canh.
  7. Đã sử dụng gen pufM và gen sqr xác định nhanh sự có mặt nhóm VKTQH và khả năng xử lý sulfide của chế phẩm khi bổ sung vào ao nuôi. 

Thông tin luận án NCS Phan Thị Tuyết Minh

  • Tên đề tài: Nghiên cứu tạo chủng Bacillus subtilis tái tổ hợp sinh endoglucanase dùng trong thủy phân sinh khối thực vật
  • Chuyên ngành: Vi sinh vật học                                             Mã số: 62 42 01 07
  • Họ và tên Nghiên cứu sinh:   Phan Thị Tuyết Minh 
  • Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS Lê Gia Hy – Viện Công nghệ sinh học;  2. PGS.TS Trần Đình Mấn – Viện Công nghệ sinh học
  • Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Gene mã hóa endoglucanase từ chủng Bacillus amyloliquefaciens VLSH08 đã được tách dòng có ORF gồm 1500bp mã hóa cho 499 amino axit và được đăng ký trên GenBank với mã số HQ 4459381.1. So sánh trên ngân hàng gene, trình tự endoglucanasse tương đồng 95,5 % về amino axit với endoglucanase từ chủng Bacillus subtilis BS-2 (EU022560.1) và Bacillus amyloliquefaciens TB-2 (EU022559.1).
  2. Đã thiết kế thành công hệ biểu hiện tái tổ hợp hệ gene gồm vector pHT43, promoter từ gene α-amylase của chủng B. subtilis 168M, gene endoglucanase từ chủng vi khuẩn VLSH 08 và terminator của gene α-amylase từ chủng vi khuẩn 3BT2 trong B. subtilis 168M. Hoạt tính của chủng tái tổ hợp B. subtilis 168M đạt 6,7IU/ml, cao gấp 23 lần so với chủng dại VLSH08.
  3. Đã tối ưu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biểu hiện gene endoglucanasse của chủng tái tổ hợp B. subtilis 168M bằng phương pháp đáp ứng bề mặt với 3 biến là môi trường LB 80%, nồng độ glucosse 4g/l, K2HPO4 - 0.5; KH2PO4 - 0,5; (NH4)3PO4 - 0,8g/l, nhiệt độ 37oC, pH6 và nồng độ tryptophan 0,8g/l. Lên men chủng tái tổ hợp trên môi trường tối ưu xác định hoạt tính endoglucanase đạt được 19,3 IU/ml sau 60 giờ lên men.
  4. Sản phẩm endoglucanase thu nhận từ dịch lên men chủng tái tổ hợp B. subtilis 168M có độ tinh sạch tăng lên 5,5 sau lọc màng lọc cut off 60 kDa và 30 kDa. Sau sắc ký trên cột HiTrap DEAE FF, endoglucanase có độ tinh sạch tăng lên gấp 6,3 lần, hoạt tính riêng đạt 121 IU/mg. Trên điện di đồ SDS-PAGE, xác định được khối lượng phân tử của endoglucanasse khoảng 35kDa. Endoglucanase tái tổ hợp có : topt: 60oC; pHopt: 6.0 tương tự như endoglucanase nguyên thể từ chủng dại B. amyloliquefaciens VLSH 08. Các thông số động học endoglucanase được xác định theo phương trình Lineweaver-Burk là Vmax = 0.0341 mg/ml/min và giá trị Km = 0.63283 mg/ml.

 

Thông tin luận án NCS Phạm Thanh Huyền

  • Tên đề tài luận án: "Sàng lọc và nghiên cứu đặc điểm của một số chất kháng sinh và kháng ung thư từ xạ khuẩn biển Việt Nam"
  • Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 62 42 01 07
  • Họ và tên Nghiên cứu sinh: Phạm Thanh Huyền
  • Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Lê Gia Hy- Viện Công nghệ sinh học; 2. TS. Phí Quyết Tiến- Viện Công nghệ sinh học
  • Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã sàng lọc và lựa chọn được 16 chủng xạ khuẩn có hoạt tính đối kháng cao với cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. Trong đó, có 8 chủng xạ khuẩn có hoạt tính ức chế cả vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 25923 và S. epidermidis ATCC 35984 kháng methicillin (MRSA, MRSE) và nấm Candida albicans ATCC 10231: Chủng Streptomyces scabiei NA113, S. tendae NA115, S. coelicoflavus NA116, S. variabilis HP411, S. griseoincarnatus HPN11, S. griseorubens HPX12, S. albogriseolus VD111 và S. viridodiastaticus TB5.3 được nghiên cứu tiếp để sàng lọc các chất kháng sinh mới.

2. Chất kháng sinh thô nhận được từ 6 chủng (NA113, NA115, HP411, HPX12, VD111, C141) có khả năng gây độc 4 dòng tế bào ung thư Hep-G2, MCF7, RD và FL với giá trị IC50 nhỏ hơn 40 µg/ml. Trong đó, chất thô của VD111 gây độc với dòng tế bào M14 và HeLa với IC50 lần lượt là 26,04 và 14,59 µg/ml; chất thô của chủng TB5.3 gây độc với dòng tế bào M14 và HeLa với IC50 lần lượt là 29,56 và 29,93 µg/ml; chất thô của chủng HPX12 gây độc tế bào NCIH460 với IC50 là 3,93 µg/ml. Đặc biệt, chất kháng sinh thô từ các chủng HP411, HPN11, HPX12, VD111 và TB5.3 không gây độc tế bào thận lành tính Hek293 ở giá trị 40 µg/ml.

3. Đã nghiên cứu phân tích cấu trúc của chất kháng sinh thu được từ chủng S. variabilis HP411 và thu được ba chất: HPE3.4, HPE2.4 và một axit béo. Chất HPE2.4 được phân tích bằng NMR cho thấy, công thức cấu tạo của chất này là C13H8N2O2 và có cấu trúc vòng benzen thuộc nhóm phenazine. Chất HPE2.4 có hoạt tính kháng vi khuẩn kháng thuốc MRSA, MRSE và C. albicans ATCC 10231 với giá trị IC¬50 lần lượt là 71,25; 20,83 và 2,96 µg/ml. Chất này gây độc với 4 dòng tế bào ung thư MCF7, A549, Hela và Hep-G2 với giá trị IC50 là 6,15; 6,91; 6,84 và 9,28 µg/ml, gây độc với dòng tế bào Hek với giá trị IC50 là 35,2 µg/ml.