Phòng Di truyền tế bào thực vật

  • Tên phòng: Phòng Di truyền tế bào thực vật (Plant Cell Genetics Laboratory)
  • Địa chỉ: Phòng 212 - 216, Nhà A10, Viện Công nghệ sinh học, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Trưởng phòng: TS. NCVC. Nguyễn Thị Thúy Hường
  • Điện thoại: 024 38363470/ 0912883938     Fax: 024 38363144      
  • E-mail: thuyhuong@ibt.ac.vn/ nguyenthithuyhuong@gmail.com 
gt
 
 
Phòng Di truyền tế bào thực vật (DTTBTV) được thành lập Theo Quyết định số 17/CNSH-QĐ ngày 8/7/1993. Tiền thân của phòng là nhóm nghiên cứu về Di truyền tế bào thực vật của GS. TS. Nguyễn Đức Thành thuộc Phòng thí nghiệm Nuôi cấy mô tế bào thực vật gồm các cán bộ Nguyễn Hoàng Uyên, Nghiêm Ngọc Minh, Phan Thị Bảy, Phan Huy Bảo, Đỗ Quang Bình, Đào Xuân Hải, Đào Thị Hạnh và 2 cán bộ hợp đồng Lê Thị Bích Thủy , Đỗ Thu Hiền. Khi thành lập Viện Công nghệ Sinh học (1993), nhóm được tách ra để thành lập Phòng Di truyền tế bào thực vật do GS. TS. Nguyễn Đức Thành làm trưởng phòng. Về sau phòng được tăng cường các thành viên biên chế khác như TS. Lê Thị Xuân (1996), Đỗ Thị Thu Hiền (1999 ), GS.TSKH Lê Xuân Tú (2000), Lê Thị Bích Thủy và Nguyễn Thị Kim Liên (2000), Trần Quốc Trọng và Quách Thị Liên (2003), Thẩm Thị Thu Nga (2011), Trần Thị Lương (2018) và Nguyễn Văn Trữ (2020). Năm 2011, TS. Lê Thị Bích Thủy được bổ nhiệm làm Phó phòng-Phụ trách phòng và sau đó năm 2012 là Trưởng phòng. Tháng 8/2023, theo chủ trương tinh gọn của bộ Nội Vụ, Viện Công nghệ sinh học tổ chức sát nhập Trại Thực nghiệm sinh học vào phòng Di truyền Tế bào thực vật và TS. Nguyễn Thị Thúy Hường được bổ nhiệm là trưởng phòng.
 
Năm 1995, TS. Nguyễn Đức Thành đã phát triển hướng nghiên cứu về ứng dụng các công nghệ chỉ thị ADN trong chọn tạo giống cây trồng. Cụ thể là lập bản đồ liên kết phân tử và bản đồ QTL cho cây lúa cạn Việt Nam, xác định các chỉ thị ADN phục vụ việc đánh giá và chọn các giống lúa chịu hạn. Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây rừng, cây nông nghiệp và cây thuốc.

Năm 1996, TS. Lê Thị Xuân về phòng triển khai hướng nghiên cứu về đa dạng sinh học các cây có giá trị làm thuốc và sau đó đã xin được dự án hợp tác với Đại học tổng hợp Illinois, Chicago - Lào về da dạng sinh học và phát triển sinh khối cây dược liệu.

Năm 2000, GS. TSKH Lê Xuân Tú về phòng triển khai hướng nghiên cứu về công nghệ tách chiết và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học trong đời sống.
Từ năm 2012, ứng dụng công nghệ gen vào cải tạo năng suất và chất lượng cây ngô GS. TS. Nguyễn Đức Thành đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu tạo dòng ngô bố mẹ được tăng cường khả năng tổng hợp tinh bột bằng công nghệ gen". Kết quả của đề tài đã tạo được nhiều dòng ngô chuyển gen có hàm lượng tinh bột gia tăng và năng suất cho 5 tấn/ha.

Năm 2014, nhằm tiếp tục hướng nghiên cứu nuôi cấy và bảo tồn các giống cây có giá trị làm thuốc TS. Lê Thị Bích Thủy nhận nhiệm vụ thực hiện đề tài Quỹ gen "Khai thác và phát triển nguồn gen loài Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata (Thunb.) Trev.) tại Sapa và Đà Lạt". Kết quả đã có các công bố lần đầu tiên về nuôi cấy mô loài Thạch tùng răng cưa ở Việt Nam và cho thấy Thạch tùng răng cưa tại Đà Lạt có hàm lượng Huperzin A (hoạt chất chính trong cây có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị bệnh Alzheimer) là cao nhất.

Theo hướng nghiên cứu chuyển gen tăng cường tổng hợp tinh bột, gen gia tăng tích lũy carotenoid, GS. TS. Nguyễn Đức Thành với đề tài cấp viện Hàn lâm "Nghiên cứu tạo cây ngô chuyển gen giàu carotenoid, 2016-2017" đã lần đầu tiên trên thế giới thể hiện thành công gen IbOr trong cây ngô.
Năm 2018 - 2020, TS. Lê Thị Bích Thủy đã tiến hành Xây dựng cơ sở dữ liệu các gen liên quan đến tính trạng chất lượng dinh dưỡng ở Ngô Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác chọn tạo giống ngô chất lượng cao.

Năm 2020-2022, TS. Nguyễn Văn Trữ đã thực hiện đề tài sau tiến sĩ với hướng Nghiên cứu ảnh hưởng ở mức độ phân tử của các hợp chất thứ cấp tách chết từ cây An xoa Helicteres hirsute Lour. lên tế bào ung thư gan. Kết quả nghiên cứu đề tài đã đánh giá được hoạt tính kháng ung thư gan của các chất thứ cấp tách chiết từ cây An xoa, cũng như làm rõ cơ chế tác động của hoạt chất đó lên tế bào ung thư gan.

Trước khi sát nhập, TS. Nguyễn Thị Thuý Hường khi phụ trách Trại Thực nghiệm sinh học đã tổ chức kết hợp, kết nối các nhà khoa học, các phòng thí nghiệm trong và ngoài viện Công nghệ sinh học để thực hiện hướng nghiên cứu mới "Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc bảo tồn nguồn gen, chọn tạo giống dược liệu quý làm nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm bảo vệ sức khỏe" và đã được thực hiện trên các đối tượng cây dược liệu quý: Sâm Ngọc Linh, Trà hoa vàng, Lan kim tuyến, Thạch hộc tía, Ba kích, Sâm dây, Sâm đất, Thổ nhân sâm...

Hướng nghiên cứu này đã được thể hiện ở các đề tài cơ sở, đề tài cấp tỉnh và dự án. Năm 2013, TS. Nguyễn Thị Thúy Hường đã tổ chức triển khai các hoạt động của Trại Thực nghiệm sinh học, kết hợp với phòng Công nghệ tế bào thực vật hoàn thiện phòng nuôi cấy mô thực hiện việc nhân nhanh số lượng lớn giống ba kích tím nuôi cấy mô trong dự án cấp tỉnh " Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu Ba kích tím ( Morinda officinalis How) tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh" đồng hành cùng doanh nghiệp để hướng dẫn, tư vấn trồng, chăm sóc cây ra ngôi (thời gian ra ngôi 3 tháng) và trồng ra tự nhiên. Năm 2017-2019 TS. Nguyễn Thị Thúy Hường thực hiện dự án sản xuất "Phát triển nguồn dược liệu ba kích tím Morinda officinalis tại Hiệp Đức, Quảng Nam phục vụ chế biến thuốc và thực phẩm chức năng", hoàn thiện bộ sưu tập các giống Ba kích tại Quảng Nam, xây dựng bộ sưu tập giống trong phòng thí nghiệm. Tư liệu hóa nguồn gen ba kích Quảng Nam làm cơ sở bảo tồn, khai thác và phát triển Ba kích. Hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro của loài ba kích nghiên cứu nhằm tạo nguồn giống có chất lượng ổn định . Năm 2020-2022 TS. Nguyễn Thị Thúy Hường thực hiện đề tài cấp tỉnh "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong việc thử nghiệm trồng cây lan kim tuyến nhân giống in vitro tại tỉnh Quảng Ninh làm nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm bảo vệ sức khỏe"

Hiện tại, năm 2023 số cán bộ của phòng có 6 người gồm 4 biên chế và 2 hợp đồng, trong đó có 1 TS. NCVCC, 2 TS, 2 ThS và 1 cử nhân.
 
Lãnh đạo phòng qua các thời kỳ
 
1993 – 2011 Trưởng phòng  GS. TS. Nguyễn Đức Thành
2012 – 8/2023 Trưởng phòng  TS. NCVCC. Lê Thị Bích Thủy
8/2023 - nay  Trưởng phòng  TS. Nguyễn Thị Thúy Hường
 
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng

Phòng Di truyền tế bào thực vật có các chức năng và nhiệm vụ sau:

  • Nghiên cứu chức năng và hoạt động của một số gen sử dụng trong kỹ thuật cải biến di truyền thực vật
  • Xây dựng và triển khai các kỹ thuật cải biến di truyền bằng công nghệ tế bào và công nghệ gen nhằm tạo ra các kiểu gen có ý nghĩa kinh tế (chống chịu, năng suất ...)
  • Tham gia công tác đào tạo trên lĩnh vực di truyền tế bào thực vật và công nghệ sinh học

Từ tháng 9/2022 phòng Di truyền tế bào thực vật đề xuất thêm chức năng nghiên cứu mới bao gồm:

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu các gen liên quan đến một số tính trạng (chất lượng, kháng bệnh...) ở cây trồng.
  • Nghiên cứu và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học từ thực vật trong nông nghiệp và y dược học.

Sau khi ổn định tổ chức (8/ 2023), phòng Di truyền tế bào thực vật đề xuất thêm hướng nghiên cứu mới:

  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống dược liệu quý làm nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đào tạo

Đã và đang đào tạo 10 tiến sĩ, 30 thạc sĩ và khoảng 100 cử nhân, kỹ sư.

Hợp tác

Hợp tác quốc tế

Các hoạt động HTQT trong 5 năm (2013-2018) với các tổ chức, đơn vị nước ngoài:

  • Năm 2013 đã cử 1 cán bộ đi dự hội nghị khoa học quốc tế tại Trung Quốc
  • Năm 2014 đã cử 3 cán bộ đi dự hội nghị khoa học quốc tế tại Malaysia và 01 cán bộ làm NCS tại Hàn Quốc từ 2014-2018
  • Năm 2015 đã cử 1 cán bộ đi dự Hội thảo Chương trình Newton tại Thái Lan
  • Năm 2016 cử 01 cán bộ đi thực tập sau tiến sĩ 2 năm tại Cơ quan kiểm dịch động thực vật, Hàn Quốc