Phòng Công nghệ tảo

  • Tên phòng: Phòng Công nghệ tảo (Algal Biotechnology Laboratory)
  • Địa chỉ: Phòng 508, 509, 605, Nhà B4, Viện Công nghệ sinh học, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Phó Trưởng phòng, phụ trách: TS. NCVC. Ngô Thị Hoài Thu
  • Điện thoại: 024 37911059    Fax: 024 38363144
  • E-mail: nhthu@ibt.ac.vn

IMG 3138

Phòng Công nghệ tảo được thành lập từ năm 1993, trực thuộc Viện Công nghệ sinh học. Trong giai đoạn từ năm 1993-2003, dưới sự quản lý của Trưởng phòng GS. TS. Đặng Đình Kim và Phó Trưởng phòng TS. Trần Văn Tựa, phòng Công nghệ Tảo đã có những bước phát triển vững chắc thể hiện cụ thể trong các kết quả nghiên cứu đã được công bố chi tiết có trong Kỷ yếu kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Công nghệ sinh học, 2003; từng bước xây dựng cơ sở vật chất, tạo nguồn cán bộ nghiên cứu phục vụ cho định hướng Công nghệ tảo sau này. Các thành viên tiêu biểu trong thời kỳ này là: GS. TS. Đặng Đình Kim (Trưởng phòng), TS. Trần Văn Tựa (Phó Trưởng phòng), CN. Nguyễn Tiến Cư, TS. Đặng Hoàng Phước Hiền, TS. Đặng Diễm Hồng, CN. Hoàng Thị Bảo, TS. Dương Trọng Hiền, CN. Phan Thị Phương Lan, CN. Lê Thị Thủy, ThS. Dương Thị Thủy... Từ cuối năm 2003, theo sự phân công của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, toàn bộ các thành viên của phòng Công nghệ Tảo chuyển sang làm việc tại Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Giai đoạn 2004 – đến nay: Giai đoạn này được đánh dấu khởi đầu bằng việc luân chuyển nhóm nghiên cứu của GS. TS. NCVCC. Đặng Diễm Hồng từ phòng Enzyme học quay trở về phòng Công nghệ Tảo. Từ 4 thành viên ban đầu (GS. TS. NCVCC. Trưởng phòng Đặng Diễm Hồng, TS. Hoàng Thị Minh Hiền, TS. Luyện Quốc Hải, TS. Ngô Thị Hoài Thu) thì hiện nay phòng Công nghệ tảo có 3 biên chế (GS. TS. NCVCC. Đặng Diễm Hồng, TS. NCVC. Hoàng Thị Minh Hiền và TS. NCVC. Ngô Thị Hoài Thu; 4 hợp đồng dài hạn (TS. Lê Thị Thơm, TS. Nguyễn Cẩm Hà, KS. Lê Anh Huy, KS. Nguyễn Mạnh Đạt). Hiện nay, Phòng Công nghệ Tảo có 1 Giáo sư, 4 Tiến sĩ và 2 Kỹ sư. Trưởng phòng hiện nay là TS. NCVC. Hoàng Thị Minh Hiền và Phó Trưởng phòng là TS. NCVC. Ngô Thị Hoài Thu

Lãnh đạo qua các thời kỳ

1993  2003  Trưởng phòng GS. TS. Đặng Đình Kim
  Phó Trưởng phòng  TS. NCVCC. Trần Văn Tựa
2004  2006  Phó trưởng phòng  TS. NCVC. Đặng Diễm Hồng
2006  2015  Trưởng phòng  PGS. TS. NCVC. Đặng Diễm Hồng
2009  2011  Phó Trưởng phòng  TS. Đinh Thị Thu Hằng
2014 – 2015  Phó Trưởng phòng  TS. NCVC. Hoàng Thị Minh Hiền
2015 – 2018  Phụ trách phòng  TS. NCVC. Hoàng Thị Minh Hiền
2018 – đến nay Trưởng phòng  TS. NCVC. Hoàng Thị Minh Hiền
2019 – đến nay  Phó Trưởng phòng  TS. NCVC. Ngô Thị Hoài Thu

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng

Quyết định chức năng nhiệm vụ của Phòng Công nghệ tảo số 172/QĐ-CNSH do Viện Trưởng Viện Công nghệ sinh học ký ngày 06 tháng 04 năm 2023

  • Nghiên cứu cơ sở sinh lý, sinh hoá, di truyền và algal OMICS của các loài tảo (vi tảo/ rong biển).
  • Triển khai và phối hợp triển khai nuôi trồng, chế biến và sử dụng sinh khối tảo vào các mục đích y tế, thực phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, năng lượng và môi trường.
  • Tham gia công tác đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ tảo

Đào tạo

Đào tạo được 7 Tiến sĩ, 17 Thạc sĩ và 28 cử nhân và kỹ sư đại học. Hiện đang đào tạo 2 nghiên cứu sinh, 2 học viên cao học, 1 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp. Các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đến làm việc tại phòng từ Học Viện Khoa học và Công nghệ, Đại học Bách Khoa, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Thủy Lợi, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Nông Lâm.... Các cán bộ trong phòng thường xuyên được đi học tập và trao đổi kinh nghiệm ở trong và ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Úc, Đài Loan v.v.)

Hợp tác

Hợp tác trong nước

  • Viện Công nghệ Môi trường
  • Viện Hoá học
  • Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên
  • Viện Tài nguyên và Môi trường biển
  • Viện nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang
  • Viện Hải dương học Nha Trang
  • Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
  • Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội
  • Viện Nuôi trồng thuỷ sản III
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Cửu Dung, Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định
  • Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vina Taor Spirulina 
  • Viện Dược Liệu
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 

Hợp tác quốc tế

Thông qua các dự án quốc tế với Trường đại học Tokyo về Khoa học và Công nghệ biển, Nhật Bản; Viện Công nghệ Kyushu (Kyutech), Nhật Bản; Viện Nghiên cứu Khoa học và công nghệ công nghiệp tiên tiến ở Tsukuba và Osaka, Nhật Bản; Viện thực phẩm quốc gia, Bộ Nông lâm, ngư nghiêp và Rừng, Nhật Bản; Trường Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc; Trường Đại học Pukuyong, Busan, Hàn Quốc; Viện nghiên cứu khoa học trái đất, Trường Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia; Phòng thí nghiệm về ứng dụng tảo, Đại học Chiang Mai, Thái Lan; Trường Đại học Delhi, Delhi, Ấn Độ...

Hợp tác với các phòng thí nghiệm

  • Phòng Khoa học sự sống và kỹ thuật hệ thống, Viện Công nghệ Kyushu, Nhật bản
  • Phòng thí nghiệm Sinh hóa Dinh dưỡng, Khoa Thực phẩm chức năng, Viện Nghiên cứu Thực phẩm Quốc gia, Tsukuba, Nhật Bản
  • Phòng thí nghiệm Kỹ thuật lipid, Viện Nghiên cứu Tài nguyên và chức năng, thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ công nghiệp tiên tiến, Tsukuba, Nhật bản
  • Nhóm nghiên cứu polymer sinh học, Viện Nghiên cứu đổi mới các chất hóa học cho phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ công nghiệp tiên tiến, Osaka, Nhật Bản
  • Phòng thí nghiệm khoa học biển, Viện nghiên cứu Biển Đông, Trường Đại học Nagasaki, Nagasaki, Nhật Bản
  • Trung tâm Khoa học môi trường tự nhiên Châu Á, Trường Đại học Tokyo, Nhật Bản
  • Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học biển, Đại học quốc gia Pukyong, Busan, Hàn Quốc
  • Phòng Sinh học phân tử thực vật, Trường Đại học Quốc gia Pusan, Busan, Hàn Quốc
  • Phòng nghiên cứu thực phẩm sinh y, Trường Đại học Korea, Hàn Quốc
  • Viện Hải dương học và các khoa học về trái đất, Trường Đại học Malaya, KuaLa Lumpur, Malaysia