Phòng Công nghệ phôi

  • Tên phòng: Phòng Công nghệ phôi
  • Địa chỉ: Nhà B4
  • Trưởng phòng: TS. Nguyễn Văn Hạnh
  • Điện thoại: 024.7562902, 0985255047     Fax: 024 ...     E-mail: nvhanh@vast.ac.vn

Phòng Công nghệ phôi là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tiền thân của Phòng là Phòng Sinh học Sinh sản và Phát triển (1983-1992), được thành lập trực thuộc Trung tâm Khoa học Đà Lạt và Văn phòng Viện Khoa học Việt Nam để tham gia các chương trình phát triển tiềm lực khoa học của Viện tại Tây Nguyên. Năm 1992, theo chủ trương tổ chức lại các đơn vị nghiên cứu của Viện Khoa học Việt Nam, Phòng sát nhập vào Viện Công nghệ sinh học và đổi tên là Phòng Công nghệ Phôi .
Qúa trình hoạt động của Phòng gắn liền với việc thâm nhập và phát triển các công nghệ sinh sản hiện đại vào Việt Nam. Kể từ kết quả nghiên cứu cấy phôi trên động vật thực nghiệm thành công lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1978 cho tới nay, Phòng đã khởi xướng và đã chủ trì nhiều đề tài nhà nước, đề tài cấp Bộ về chuyển giao, phát triển ứng dụng các công nghệ sinh học lạnh, công nghệ thụ tinh ống nghiệm, chọn lọc giới tính, cấy phôi, nhân bản vô tính, phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc, thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học. Gần đây, để đáp ứng nhu cầu phát triển các lĩnh vực y sinh tái tạo hiện đại và phát triển công nghệ tế bào gốc, Phòng đang triển khai thêm các nội dung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh sản để sản xuất tế bào gốc động vật và công nghệ tế bào gốc trung mô người, từ nghiên cứu phân lập, nhân nuôi và biệt hóa thành các tế bào chức năng.
Hiện tại , Phòng có 08 cán bộ , nhân viên do Phòng trực tiếp quản lý ( trong đó có 2 Tiến sĩ , 03 nghiên cứu sinh và 01 Thạc sĩ ) và hoạt động trong 2 nhóm chuyên đề : Công nghệ Phôi vật nuôi và động vật hoang dã , Công nghệ tế bào gốc và ứng dụng y- sinh.

Hợp tác quốc tế:

Phòng có quan hệ hợp tác với các phòng thí nghiệm, Viện và Công ty công nghệ sinh sản và sinh học lạnh trên thế giới như: Khoa Sinh học Sinh sản và phát triển, Viện INRA; Trung tâm Công nghệ nano sinh học (Pháp); Đai học Madison (Mĩ); Đại học Liege (Belgium);Trung tâm Công nghệ Sinh sản và tế bào gốc Suranee (Thailan); Viện chăn nuôi và đồng cỏ, Tsukuba, (Nhật Bản)… 
  • Thực hiện 1 dự án hợp tác khoa học công nghệ cấp quốc gia (Biodiva-2004-2008), 5 đề tài cấp Viện và Trường (JSPS-VAST, INRA-VAST, NUS-IBT…).
  • Chủ trì 2 Hội nghị Quốc tế về Công nghệ sinh sản và ứng dụng trong bảo tồn đa dạng và phát triển bền vững (ARB 3, Hà Nội Nov 2006; Biodiva-VAST, Hà Nội 12/2007):
  • Phối hợp tổ chức 4 Khóa Hội thảo và Đào tạo cấp Khu vực về các kiến thức và kĩ thuật sinh học ứng dụng trong bảo tồn đa dạng sinh học cho đại diện của gần 40 vườn và khu bảo tồn quốc gia, viện và trường đại học của Việt Nam, Lào, Cambodia và Thái Lan.

Đào tạo:

  • Sản xuất phôi, cấy phôi động vật nuôi:Thời gian 15 ngày, nội dung:  Sinh lý sinh sản và giải phẫu; Chương trình tuyển chọn, tổ chức động vật cho phôi. Thu phôi. Phân loại phôi. Đông lạnh và giải đông phôi. Tổ chức đàn nhận phôi động dục đồng pha, cấy phôi.
  • Nuôi thành thục trứng và Thụ tinh ống nghiêm:Thời gian 18 ngày, các nội dung chính:  Lý thuyết nuôi thành thục trứng, TTON và nuôi phôi. Hoạt hóa tinh trùng. Chuẩn bị môi trường TTON. Đánh giá chất lượng trứng, phôi. Thực hành nuôi thành thục và thụ tinh ống nghiệm. Bảo quản lạnh phôi TTON.
  • Vi phẫu thuật phôi:Thời gian 15 ngày, các nội dung chính: Lý thuyết vi phẫu thuật, biopsy phôi. Thiết bị vi phẫu thuật. Thực hành.
  • Xác định giới tính phôi:Thời gian học 25 ngày, các nội dung chính: Lý thuyết cơ sở; Kĩ thuật Vi phẫu thuật; KIT xác định giới tính, kĩ thuật PCR; Thực hành trên phôi; Bảo quản phôi xác định giới tính.
  • Sinh học lạnh, bảo quản  lạnh tế bào và phôi: Thời gian học 8 ngày, các nội dung chính: Lý thuyết cơ sở sinh học lạnh tinh và phôi; Thiết bị; Thực hành nuôi, bảo quản tế bào bằng đông lạnh nhanh; Thực hành bảo quản phôi bằng đông lạnh kinh điển; Thực hành bảo quản phôi bằng đông lạnh cực nhanh (vitrification); Thực hành bảo quản tinh.
  • Nhân bản vô tính:Thời gianhọc 38 ngày, các nội dung chính: Nuôi tế bào CHO; Nuôi thành thục trứng, vi phẫu thuật loại nhân; Cấy nhân; Xung điện, hoạt hóa; Nuôi phôi NBVT; Bảo quản lạnh phôi NBVT.