Ngày 01/8/2023, trên cơ sở Phòng Công nghệ Gen động vật và Phòng Công nghệ Phôi, Viện Công nghệ sinh học đã hợp nhất và thành lập Phòng Công nghệ sinh học động vật theo Quyết định số 478/CNSH ngày 28/07/2023 với tổng số 10 cán bộ (6 biên chế, 4 hợp đồng), trong đó có 6 tiến sĩ, 3 thạc sĩ và 1 Cử nhân, nghiên cứu sinh.
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng
Hợp tác quốc tế và đào tạo
Xây dựng đề xuất nghiên cứu theo hướng di truyền/công nghệ sinh học trên đối tượng động vật, tập trung vào các giống vật nuôi bản địa với các đối tác trong và ngoài nước (Đức, Thụy Điển, Anh, Nhật, Hàn Quốc...). Tham gia công tác giảng dạy và đào tạo đại học và sau đại học tại các cơ sở đào tạo trên cả nước.
Thông tin 02 Phòng nghiên cứu là tiền thân của Phòng Công nghệ sinh học động vật:
1. Phòng Công nghệ gen động vật (Animal gene Laboratory)
Năm 1993, trên cơ sở Phòng Công nghệ Hoá sinh và Tế bào thuộc Trung tâm Sinh lý Hóa sinh Người và Động vật, Viện Công nghệ sinh học đã thành lập Phòng Công nghệ gen động vật ngày nay. Các cán bộ tiền thân của phòng:
Lãnh đạo phòng qua các thời kỳ
1993 - 2009 | Trưởng phòng | PGS. TS. Nguyễn Văn Cường |
2009 - 2011 | Phó trưởng phòng | TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy |
2021 - 2013 | Phó trưởng phòng, phụ trách | TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy |
2014 - 8/2023 | Trưởng phòng | TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy |
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng (theo quyết định thành lập số 10/CNSH-QĐ ngày 8/7/1993)
Đào tạo
Tham gia giảng dạy và đào tạo tại các cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Trường Đại học Thái Nguyên, Học viện Khoa học và Công nghệ (GUST), Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Đông Đô, Đại học Lâm nghiệp (phân hiệu Đồng Nai). Đã đào tạo được 03 Nghiên cứu sinh, 8 Thạc sĩ và 21 sinh viên.
Hợp tác quốc tế
Thực tập khoa học ngắn hạn và trao đổi khoa học với các đối tác: ĐH Lomonosov, Nga (GS. Sergei Eremin); Viện Nghiên cứu sinh học vật nuôi (Dummerstorf, Đức - GS. Klaus Wimmers); Đại học Greifswald, Đức - đã ký MOU với đối tác GS. Andreas W Kuss 10/2022; Viện Roslin, ĐH Edinburgh, UK (GS. Tanja Opriessnig); ĐH Uppsala, Thụy Điển (GS. Leif Andersson); ĐH Kagoshima, Nhật (GS. Takeshi Shimogiri).
2. Phòng Công nghệ phôi (Embryo technology Laboratory)
Phòng Công nghệ phôi được thành lập ngày 08 tháng 7 năm 1993, với tên gọi ban đầu là Phòng nghiên cứu cấy chuyển hợp tử, tiền thân là phòng Sinh học Sinh sản và Phát triển thuộc Trung tâm Khoa học Đà Lạt, do TS. Bùi Xuân Nguyên làm trưởng phòng (1992-2011). Từ năm 2011 đến 2016 phòng do TS. Nguyễn Chí Thuận làm trưởng phòng và TS. Nguyễn Văn Hạnh làm phó trưởng phòng. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, TS. Nguyễn Văn Hạnh làm trưởng phòng. TS. Nguyễn Việt Linh làm phó trưởng phòng trong 4 năm từ 2018-2021. Phòng hiện có 06 cán bộ gồm 05 tiến sỹ, và 01 thạc sỹ.
Lãnh đạo phòng qua các thời kỳ
1991 - 2011 | Trưởng phòng | TS. Bùi Xuân Nguyên |
2012 - 2016 | Trưởng phòng | TS. Nguyễn Chí Thuận |
Phó trưởng phòng | TS. Nguyễn Văn Hạnh | |
2017 - 2018 | Trưởng phòng | TS. Nguyễn Văn Hạnh |
2018 - 2021 | Trưởng phòng | TS. Nguyễn Văn Hạnh |
Phó trưởng phòng | TS. Nguyễn Việt Linh | |
2022 - 8/2023 | Trưởng phòng | TS. Nguyễn Văn Hạnh |
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng (theo quyết định thành lập số 20/ CNSH-QĐ ngày 8/7/1993)
Đào tạo
Đào tạo 04 thạc sĩ, 02 tiến sĩ đào tạo từ nước ngoài về và hiện có 02 NCS và 02 học cao viên cao học đang được phòng hướng dẫn.
Hợp tác quốc tế
Phòng thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế với Nhật Bản trong khuôn khổ đề tài nghị định thư JICA, bao gồm các hoạt động trao đổi cán bộ nghiên cứu, sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh, hội nghị, hội thảo khoa học.