Lĩnh vực nghiên cứu

  • Nghiên cứu khoa học công nghệ theo hướng công nghệ sinh học môi trường: nghiên cứu cơ bản phục vụ trực tiếp công nghệ và xây dựng các qui trình công nghệ để xử lý nước, đất trầm tích bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân hủy độc (POP và các chất tương tự) gây ung thư và đột biến. Công nghệ được nghiên cứu và áp dụng bao gồm: kích thích sinh học (stimulation) và tăng cuờng sinh học thực hiện trong các bioreactor hiếu khí và kị khí. 
  • Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu và ứng dụng trong và ngoài viện triển khai xử lý các loại hình ô nhiễm thuộc các hợp chất vòng thơm chứa halogen và không chứa halogen và đánh giá chất lượng môi trường bằng các kỹ thuật sinh học và di truyền phân tử. 
  • Ứng dụng các kỹ thuật sinh học hiện đại trong việc nghiên cứu đa dạng vi sinh vật (đa dạng chủng loài và đa dạng gen chức năng), tập trung đối với các vùng ô nhiễm chất hữu cơ khó phân hủy và các chất tương tự. Phân lập và phân loại vi sinh vật có khả năng chuyển hóa, phân hủy và khoáng hóa các chất ô nhiễm kết hợp các kỹ thuật vi sinh vật truyền thống và sinh học phân tử. Bảo quản nguồn gen này cho các mục đích nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. 
  • Sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật, các enzyme ngoại bào thuộc các nhóm peroxidase (lignin peroxidase, mangan peroxidase), oxidoreductase (laccase) từ đất trầm tích ô nhiễm POP, các chất tương tự POP và các enzyme ưa nhiệt, chịu nhiệt sinh enzyme tham gia chuyển hóa rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp chăn nuôi. 
  • Ngoài ra, Phòng cũng đang xây dựng hướng nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho việc chẩn đoán nhanh một số bệnh trong y học và đánh giá chất lượng môi trường (các mầm bệnh thông thường, các bệnh mới xuất hiện và các chất ô nhiễm độc, các chất kích thích nồng độ rất nhỏ). Xác định một số yếu tố liên quan đến các loại hình ô nhiễm môi trường trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật di truyền phân tử, miễn dịch và công nghệ nano sinh học. 
  • Tạo hệ cảm biến sinh học (Biosensor) phát hiện các kim loại nặng, xác định và đánh giá các hợp chất gây độc gen, gây độc tế bào ứng dụng trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát môi trường và sàng lọc dược phẩm. 
  • Tạo màng Biofilm ứng dụng trong công tác xử lý nước ô nhiễm dầu, các hợp chất hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) no và không no. 
  • Xây dựng phương thức nghiên cứu mới trong công nghệ sinh học môi trường đó là sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử, di truyền phân tử, hình thái vi sinh vật kết hợp với cơ chế chuyển hóa các chất trong các điều kiện cụ thể của vùng ô nhiễm, loại hình ô nhiễm để tạo nên công nghệ khả thi cho điều kiện Việt Nam. 
  • Tham gia giảng dạy, đào tạo cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Giáo dục và các Viện nghiên cứu chuyên ngành: Di truyền phân tử, sinh học phân tử, vi sinh vật và công nghệ sinh học môi trường (bao gồm: Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư…)