Thông tin luận án NCS Lê Thị Việt Hà

Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hệ gen ty thể và đơn vị mã hóa ribosome của một số loài sán lá ruột thuộc họ Heterophyidae ký sinh gây bệnh trên người và động vật tại Việt Nam
Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 9 42 01 16
Họ và tên Nghiên cứu sinh: Lê Thị Việt Hà
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Lê Thanh Hòa và PGS. TS. Đồng Văn Quyền
Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

+ Đã giải trình tự toàn bộ hệ gen ty thể của loài SLRN Haplorchis taichui (chủng QT3, Việt Nam), xác định cấu trúc và sắp xếp gen/hệ gen ty thể của SLRN H. taichui; và đã phân tích đầy đủ đặc điểm gen và cấu trúc bậc hai của MRG (12S và 16S), các gen tRNA và vùng không mã hóa của mtDNA của H. taichui.
+ Đã phân tích phương thức sử dụng nucleotide, giá trị "độ lệch" ("skew") trong mtDNA, đặc điểm gen và sự "thiên vị" sử dụng bộ mã của PCG và khoảng cách di truyền giữa H. taichui và các loài sán lá khác ở họ Heterophyidae và họ Opisthorchiidae dựa trên cộng hợp amino acid của ba PCG (cob+nad1+cox1) và 12 PCG; và đã phân tích mối quan hệ về loài và xây dựng thành công phả hệ SLRN dựa trên chuỗi amino acid cộng hợp của ba PCG (cob+nad1+cox1) và của 12 PCG.
+ Đã giải trình tự toàn bộ phần mã hóa ribosome của loài SLRN Haplorchis taichui và H. pumilio, xác định cấu trúc rTU và sắp xếp gen/vùng giao gen; đã phân tích đầy đủ đặc điểm gen và cấu trúc bậc hai của các gen 5.8S, 18S, 28S rRNA, vùng giao gen ITS-1 và ITS-2 của rTU của Haplorchis taichui và H. pumilio.
+ Đã phân tích phương thức sử dụng nucleotide, giá trị "độ lệch" ("skew") trong rTU, khoảng cách di truyền và mức độ tương đồng của gen 18S, 28S, 18S+28S rRNA và phần mã hóa rTU giữa H. taichui và các loài SLRN khác ở họ Heterophyidae dựa trên các gen rRNA và rTU; và đã phân tích mối quan hệ về loài và xây dựng thành công phả hệ H. taichui và H. pumilio dựa trên một gen 28S rRNA và cộng hợp hai gen 18S+28S rRNA toàn phần.
Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu mtDNA của SLRN H. taichui thu thập tại Việt Nam (chủng QT3) được so sánh với H. taichui (mẫu của Lào) và loài M. yokogawai (mẫu Hàn Quốc) về các đặc điểm gen/hệ gen và phả hệ. Tương tự, cơ sở dữ liệu rTU của H. taichui và H. pumilio thu thập tại Việt Nam cũng được so sánh với các loài cùng họ Heterophyidae, Cryptocotyle lingua (Nga) và Euryhelmis costaricensis (Nhật Bản), về các đặc điểm gen/vùng giao gen, cấu trúc bậc hai, tương đồng và phả hệ.
Luận án đã giải quyết thành công nghiên cứu gen học mtDNA của H. taichui và rTU của H. taichui và H. pumilio, góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu gen, đặc điểm gen/hệ gen cần thiết cho nghiên cứu tiến hóa, phả hệ, nguồn gốc và làm sáng tỏ danh pháp, loài, họ để có cơ sở đề xuất phương thức phòng chống bệnh KST.