Thông tin luận án NCS. Vương Thị Nga

  • Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu và ứng dụng vi khuẩn sử dụng hydrocarbon trong xử lý ô nhiễm dầu ven biển"
  • Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 62 42 01 07
  • Họ và tên Nghiên cứu sinh: Vương Thị Nga
  • Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Lại Thuý Hiền - Viện Công nghệ sinh học

PGS.TS. Trần Đình Mấn - Viện Công nghệ sinh học

  • Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã phân lập được 124 chủng vi khuẩn sử dụng hydrocarbon từ ven biển Việt Nam thuộc 27 loài, 16 chi và 3 ngành: Aeromonas, Acinetobacter, Burkholderia, Brevundimonas, Chryceomonas, Ochrobactrum, Enterobacter, Pseudomonas, Serratia, Morganella (ngành Proteobacteria); Rhodococcus, Janibacter (ngành Actinobacteria) và Bacillus, Leuconostoc, Lactobacillus, Paenibacillus (ngành Firmicutes).
2. Đã tuyển chọn được 3 chủng Acinetobacter soli H1, Acinetobacter calcoaceticus H3 và Rhodococcus ruber TD2 có khả năng tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học cao (E24 đạt 67,5±1,2 - 75±1%) và xác định được đặc điểm của chất hoạt hóa bề mặt sinh học, môi trường thích hợp cho khả năng tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học cũng như khả năng phân hủy dầu diesel và dầu thô của chúng.
3. Chủng Rhodococcus ruber TD2 có khả năng tạo 30,04 g/l chất hoạt hóa bề mặt sinh học thô và phân hủy được 90,07 - 99,27% dầu diesel và dầu thô tổng số trong điều kiện môi trường tối ưu. Chất hoạt hóa bề mặt sinh học do Rhodococcus ruber TD2 tạo ra là hỗn hợp của acid béo Hexadecenoic acid và Hexanedioic acid bis 2-ethylhexyl.
4. Đã tạo được chế phẩm sinh học từ chủng Rhodococcus ruber TD2 và ứng dụng chế phẩm này trong xử lý ô nhiễm dầu tại ven biển Đồ Sơn, Hải Phòng với hiệu suất phân hủy đạt hơn 99% sau 21-28 ngày. Đã xác định quần xã vi sinh vật chiếm ưu thế trong quá trình xử lý thuộc các ngành Actinobacteria, Proteobacteria, FirmicutesBacteroidetes, trong đó, Rhodococcus ruber là loài đóng vai trò chủ chốt.